Nội dung bài viết
ToggleThảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất chân trời sáng tạo
Dưới đây là tài liệu Soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 1 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo. Hãy tham khảo thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất mới nhất dưới đây với freesoftware ngay nhé !
Trước những vấn đề đặt ra trong học tập và cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta thường có nhận thức và cách giải quyết riêng. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, ta cần sự góp sức của nhiều người để tìm ra được giải pháp tốt nhất. Tham gia thảo luận nhóm là cách chúng ta bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh. Bài học này hướng dẫn các em tham gia tích cực khi thảo luận nhóm.
==>> Hướng dẫn nói và nghe thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất chi tiết nhất.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất hay nhất hãy cùng tham khảo freesoftware ngay nhé.
Video ngữ văn 6 thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất
Hướng dẫn thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất
1. Trình bày các bước thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có một giải pháp thống nhất.
Trả lời:
Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có một giải pháp thống nhất chia làm 3 bước lớn:
* Bước 1: Chuẩn bị
– Thành lập nhóm và phân công công việc: Một nhóm nhỏ nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng phân công công việc, theo dõi tiến độ chuẩn bị và dẫn dắt buôi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
– Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận: Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công của từng nhóm trưởng nhóm nhỏ.
– Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu của buổi thảo luận: Cần trả lời các câu hỏi để tìm ra mục đích của buổi thảo luận, thời gian dự kiến, dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến
* Bước 2: Thảo luận
– Trình bày ý kiến: nhóm trưởng dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến.
– Phản hồi các ý kiến: làm rõ thêm các ý kiến cũng như sàng lọc các ý kiến chưa hợp lí. Các thành viên tham gia phản hồi bằng cách nêu ra câu hỏi, đưa ra lí lẽ, dẫn chứng đề phản đối những ý kiến chưa hợp lí. Các thành viên lắng nghe, ghi chép cận thận các ý kiến và trao đổi với nhau, đưa ra ý kiến hợp lí nhất.
* Bước 3: Thống nhất ý kiến
– Thống nhất giải pháp: tóm tắt các ý kiến trình bày trong buổi thảo luận, thống nhất đưa ra ý kiến tối ưu nhất.
– Tránh đưa ra các ý kiến mới, tập trung vào các ý kiến đã được thảo luận và thống nhất các ý với nhau.
2. Chuẩn bị ý kiến và tham gia buổi thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần tìm giải pháp thống nhất cho một trong các đề tài dưới đây:
ví dụ 1:
- Cần làm gì để hình thành thói quen đọc sách?
- Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
- Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.
- Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
- Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?
Trả lời:
Các em có thể tham khảo các ý kiến dưới đây để chuẩn bị cho buổi thảo luận nhóm”
* Các cách để hình thành thói quen đọc sách:
– Mạnh dạn bỏ qua những phần cảm thấy chán.
– Tự đặt ra mục tiêu đọc sách trong một ngày.
– Mua trước và để dành sách ở nhà để có thể lựa chọn nhiều sách hơn.
– Chia sẻ những gì bản thân đã đọc với người khác.
– Chia sẻ những cuốn sách hay cho các thành viên trong nhóm
* Một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
– Tạo lịch trình học nhóm để giúp đỡ các bạn học yếu kém hơn.
– Chia sẻ các cách để tự học tại nhà.
– Hướng dẫn các bạn trong nhóm khi có những bài tập khó.
– Chia sẻ các cách làm bài hiệu quả.
* Phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp:
– Lập ra thời gian biểu để cần bằng việc học, chơi tại nhà.
– Chia sẻ cách học bài dễ nhớ, hiệu quả.
– Cùng các bạn trong lớp ôn bài trước khi vào buổi học.
* Học môn Ngữ văn hiệu quả:
– Đọc nhiều sách, báo, truyện để trau dòi kĩ năng đọc, hiểu.
– Soạn bài trước khi đến lớp.
– Tập viết nhiều bài như nhật kí,… để trau dòi kĩ năng viết.
– Tham khảo các bài văn mẫu để học hỏi cách viết văn hay.
* Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học:
– Có tác phong, kỉ luật tốt trong trường.
– Đối xử tốt với bạn bè và những người xung quanh.
– Ăn mặc chỉnh tề, nề nếp khi đến lớp.
– Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
Ví dụ 2 : Thảo luận: Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
+ Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập nhóm và phân công công việc
- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận: Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
- Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu của buổi thảo luận
+ Bước 2: Thảo luận:
- Trình bày ý kiến:
- Nắm vững nội dung của mỗi tác phẩm văn học.
- Tạo một thói quen đọc thật nhiều. Không những đọc các tác phẩm văn học nhiều lần mà còn phải đọc các bài văn mẫu để chọn lọc những ý hay, ngôn từ hay dùng cho bài viết của mình thêm phần sinh động hơn
- Trao đổi kiến thức với bạn bè và giáo viên. Nhờ sự hỗ trợ của giáo viên khi còn vướng mắc.
- Phản hồi bổ sung thêm ý kiến
- Thống nhất giải pháp
Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập
- Có mục tiêu học tập
Nhiều bạn vẫn suy nghĩ “học được tới đâu hay tới đó” và chính suy nghĩ này sẽ khiến bạn thụ động trong quá trình học tập. Thật ra, học tập cũng giống như việc đầu tư. Bây giờ bạn phải đầu tư cho bản thân để kiếm kiến thức. Sau này bạn sẽ có đủ bản lĩnh để đầu tư vào công cụ khác để kiếm ra tiền, tạo lập công danh và sự nghiệp.
Mục tiêu học tập sẽ thúc đẩy bạn tiến về phía trước, ngăn “bệnh lười” và giúp bạn có tinh thần học tập hơn. Mục tiêu học tập ngắn hạn có thể là đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra tới hoặc dài hạn hơn là đạt học sinh khá giỏi trong học kỳ này hoặc năm học này.
- Kiên trì và nhẫn nại
Học tập là kết hoạch dài hạn có thể theo bạn suốt đời. Do đó, hãy nhẫn nại. Kế hoạch và mục tiêu dù hoàn hảo đến đâu nhưng không đủ quyết tâm và kiên trì sẽ khiến bạn dễ nản chí và trở lại trạng thái cũ.
Hãy kiên trì tiến bộ từng ngày, bạn sẽ gặt được thành công mà mình mong muốn.
- Tạo điều kiện học tập
Mỗi người có thói quen riêng. Có người học bài tốt trong không gian ồn ào, nhưng cũng có người cần sự yên tĩnh. Có người muốn học chung với bạn bè nhưng có người thích học một mình. Bạn hãy dựa vào thói quen và cách học hiệu quả của mình để xây dựng không gian và xác định thời gian học tập hiệu quả.
- Giữ gìn sức khỏe
Bạn cố gắng thức khuya để học cho xong bài vở nhưng đây không phải là cách học khoa học. Trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ, khả năng tiếp thu của bạn sẽ giảm đi rất nhiều, làm kéo dài thời gian học. Hơn nữa, khi ngủ không đủ giấc, ngày hôm sau bạn sẽ mệt mỏi, kém tập trung, người cứ đờ đẫn, mơ màng… việc này sẽ lặp đi lặp lại vào những ngày sau đó. Đến cuối tuần, bạn sẽ nhận thấy mình đã có một tuần học tập không hiệu quả vì lỡ thức khuya một đêm.
Hãy giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thể chất. Khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và tập trung học tập tốt hơn.
- Chủ động học tập
Chủ động học tập rất dễ, bạn sẽ tự tìm cách để bản thân ghi nhớ và hiểu rõ hơn về bài học trên lớp. Bạn có thể thử dùng cách liệt kê ý, vẽ sơ đồ, ghi chú, đọc thành tiếng, dán nội dung cần học ở nơi dễ nhớ…
Kế đến, thay vì học thuộc lòng mà không hiểu gì hết thì bạn nên nắm ý chính của nội dung, hiểu rõ vấn đề sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Hơn nữa, thử đưa ra vài ví dụ minh họa trong thực tế cuộc sống để bạn hiểu rõ hơn về nội dung.